NGHIỆP VỤ VẬN TẢI - AN TOÀN GIAO THÔNG
Nghiệp vụ vận tải là gì? Câu hỏi mà những ai đang có ý định thành lập các đơn vị kinh doanh vận tải hay trở thành những tài xế cho đơn vị vận tải cần quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu những điều cơ bản nhất để mọi người hiểu rõ nghiệp vụ vận tải là gì.
Nghiệp vụ vận tải rất cần thiết trong quá trình tham gia giao thông |
TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIỆP VỤ VẬN TẢI
Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ đạt tới mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhu cầu về giải trí, thương mại theo đó mà cũng phát triển. Kinh doanh vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc thương mại, trao đổi hàng hoá. Chính vì vậy, Nhà nước rất quan tâm chú trọng đầu tư và phát triển. Kinh doanh vận tải là ngành nghề có điều kiện và phát xin giấy phép kinh doanh trước khi thực hiện hoạt động.
Có nhiều yếu tố để hình thành nên một đơn vị vận tải, yếu tố quan trọng phải kể đến là đơn vị kinh doanh vận tải phải có những nhân viên được tập huấn nghiệp vụ vận tải, an toàn giao thông. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một cách cơ bản và đơn giản nhất về nội dung của nghiệp vụ vận tải, an toàn giao thông.
NGHIỆP VỤ VẬN TẢI CĂN CỨ VÀO PHÁP LÝ
Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Thông tư số 02/2021/BGTVT-TT ngày 04 tháng 02 năm 2021 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
ĐỐI TƯỢNG CẦN HỌC VỀ NGHIỆP VỤ VẬN TẢI
Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ thì đối tượng tập huấn bao gồm: người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
Có thể thấy đối tượng của nghiệp vụ vận tải khá đa dạng, bao gồm những người điều hành xe tải, nói đơn giản là các lái xe. Ngoài ra người phục vụ trên xe cũng cần phải học về nghiệp vụ vận tải này.
THỜI ĐIỂM ĐỂ HỌC NGHIỆP VỤ VẬN TẢI
Chứng chỉ nghiệp vụ vận tải có thời hạn là 3 năm. Chính vì vậy cứ 3 năm bạn nên học lại nghiệp vụ vận tải. Thời điểm thích hợp để bạn học chứng chỉ này chính là khi bạn quyết định bắt đầu lái xe hay bạn được phân công đảm nhiệm công việc liên quan đến điều hành xe.
LƯU Ý TRƯỚC KHI HỌC NGHIỆP VỤ VẬN TẢI
Nếu bạn là lái xe hoặc nhân viên điều hành xe thì nên kiểm tra trước thời gian cũng như địa điểm tập huấn. Như vậy sẽ có thể sắp xếp được thời gian một cách ổn thỏa trước khi tham gia nghiệp vụ. Bởi các lớp nghiệp vụ vận tải có thời gian tổ chức không dài. Do đó nếu bỏ lỡ quá nhiều tiết sẽ khiến cho bạn không thể nhận được chứng chỉ vận tải đúng hạn.
Đầu tiên cần lưu ý là bạn hãy kiểm tra kỹ càng địa điểm tập huấn cũng như thời gian để có thể chủ động trong quá trình tập huấn nghiệp vụ. Các lớp nghiệp vụ vận tải có thời gian tổ chức khá ngắn. Nếu bạn bỏ lỡ thì sẽ không nhận được chứng chỉ vận tải đúng thời hạn mình mong muốn.
Việc không có chứng chỉ vận tải sẽ khiến bạn không thể lái xe hay điều hành xe. Điều này có thể gây cản trở, lỡ mất nhiều công việc của bản. Ngoài ra bạn còn phải tốn thêm thời gian để học các lớp nghiệp vụ vận tải khác. Hãy chuẩn bị thật kỹ càng trước thi tham gia khóa tập huấn nhé!
Chứng chỉ vận tải cần thiết cho những người thường xuyên tham gia giao thông và các lĩnh vực vận tải.
CÁN BỘ TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ VẬN TẢI
Dưới đây là các yêu cầu mà các cán bộ tận huấn nghiệp vụ vận tải cần phải có trước khi giảng dạy:
Giáo viên thuộc chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên và có đào tạo chuyên ngành vận tải đường bộ; người có chuyên ngành vận tải từ bậc trung cấp trở lên.
Người có trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác nhưng có kinh nghiệm ít nhất là 3 năm về lĩnh vực quản lý, điều hành vận tải đường bộ.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ TỔ CHỨC TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ VẬN TẢI
Một đơn vị kinh doanh vận tải nếu muốn tổ chức nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông chi các tài xế, nhân viên phục vụ lái xe, điều phối xe cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Việc giảng dạy phải tuân thủ theo đúng nội dung quy định của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT
Đơn vị tổ chức nghiệp vụ vận tải có thể phối hợp với các đơn vị vận tải khác như: Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, hiệp hội vận tải hàng hoá, Hiệp hội vận tải ô tô địa phương và các cơ sở đào tạo người lái xe ô tô, trường đào tạo từ trung cấp trở lên về chuyên ngành vận tải
Trước khi tổ chức tập huấn về nghiệp vụ, đơn vị tổ chức tập huấn cần thông báo đến Sở Giao thông vận tải địa phương về chương trình tập huấn ngày. Thông tin bao gồm kế hoạch về quá trình tập huấn nghiệp vụ, địa điểm và danh sách của cán bộ tập huấn cũng như danh sách của các đối tượng tham gia tập huấn để Sở Giao thông vận tải có thể giám sát.
Những người đã hoàn thành tập huấn theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT sẽ được cấp Giấy chứng nhận. Hồ sơ tập huấn và kết quả sẽ được lưu giữ ít nhất trong 3 năm.
Sở Giao thông vận tải là đơn vị có trách nhiệm cử cán bộ giám sát trực tiếp hoặc giám sát thông qua camera theo dõi trực tuyến việc tập huấn của đơn vị tổ chức. Các trường hợp tổ chức tập huấn không đúng quy định, tổ chức tập huấn mà không thông báo đến Sở Giao thông vận tải sẽ không được cấp Giấy chứng nhận. Mọi kết quả trong quá trình tập huấn đó sẽ không được công nhận. Vì vậy trước khi quyết định tổ chức tập huấn, bạn cần xem xét kỹ càng để đáp ứng đủ mọi yêu cầu.
Giấy chứng nhận nghiệp vụ vận tải |
Qua bài viết chia sẻ về nghiệp vụ vận tải, bạn đã có những kiến thức cơ bản nhất để có thể hiểu được nghiệp vụ vận tải là gì. Nếu bạn muốn tham gia vào lĩnh vực vận tải thì hãy mong chóng đi học để lấy chứng nhận về nghiệp vụ vận tải nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét